Xu Longjun, giáo viên tại trường trung học Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc, thường xuyên được camera giám sát của trường học ghi lại cảnh cõng một cậu bé thiếu niên vào giờ tan học. Được biết, anh đang đưa cậu bé ra xe để chở cậu về nhà, nơi cậu sẽ được ông bà chăm sóc.
Theo chia sẻ, cậu bé tên là Yinyuan, bị mắc chứng ngủ rũ – tình trạng rối loạn thần kinh khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát cơn buồn ngủ và khó giữ tỉnh táo khi cần thiếtFrom: nhà cái casino online. Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp, chứng ngủ rũ chỉ xuất hiện ở 0,03% đến 0,16% dân số. Mọi độ tuổi đều có thể mắc phải, nhưng phổ biến nhất là ở thiếu niên, trong khoảng 10-25 tuổi.
Thầy giáo cho biết lần đầu anh chú ý đến Yinyuan ngủ quá giờ là vào khoảng 2 năm trước. Anh đã véo cậu bé, thậm chí tạt nước vào mặt cậu để cố đánh thức nhưng không thành công. Sau đó, giáo viên đã thông báo cho gia đình về tình trạng của cậu bé và đề nghị họ đưa cậu đến bệnh viện.
Khi chẩn đoán cậu bé mắc chứng ngủ rũ, các bác sĩ đã cố gắng điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không thể chữa khỏi mà chỉ có thể cải thiện đôi chút. “Tần suất ngủ mất kiểm soát của Yinyuan là 2-3 lần vào một tuần trước đó. So với năm ngoái, nó đã giảm đi một chút”, thầy giáo Xu chia sẻ.From: web game casino
Huang Shichang, bác sĩ của Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh, cho biết nếu tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhân có thể dần mất trí nhớ, khả năng tập trung và kỹ năng phối hợp.
Chính vì vậy, thầy giáo Xu lo ngại cậu bé có thể sẽ gặp tai nạn nếu chứng bệnh đột ngột tấn công cậu trên đường về nhà. Anh thừa nhận việc cõng một cậu bé nặng khoảng 40kg trên lưng đi xuống 4 tầng cầu thang là một nhiệm vụ khó khăn. “Tôi phải đi bộ chậm rãi và đều đặn. Tôi không muốn cậu bé bị ngã”, anh nói.
Được biết, cha mẹ của Yinyuan đã ly hôn và cậu bé sống với ông bà ngoại. “Nhờ có sự giúp đỡ của thầy Xu nên chúng tôi mới dám cho cháu đến trường. Thầy Xu quả thực là một người tốt bụng”, ông bà của cậu bé nói.
Xu cho biết trách nhiệm của anh là phải làm hết sức có thể để giúp đỡ và mong rằng chứng rối loạn giấc ngủ của cậu bé có thể được chữa khỏi.
Hội chứng ngủ rũ không phổ biến, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/2000 người. Độ tuổi phổ biến là từ 10 tuổi-25 tuổi bắt đầu có các triệu chứng của chứng ngủ rũ. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng ngủ rũ chưa được xác định chính xác.
Các triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể xấu đi trong vài năm đầu tiên, và kéo dài trong thời gian sau đó. Chúng bao gồm:
- Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
- Giấc ngủ bị tê liệt
- Ảo giác
- Các triệu chứng khác
Phòng ngừa Hội chứng ngủ rũ:
- Duy trì một lịch trình đi ngủ và thức dậy
- Đặt lịch đi ngủ đúng thời gian
- Tránh sử dụng chất kích thích
- Loại bỏ thói quen xấu: không sử dụng điện thoại, laptop, xem quá lâu trước khi ngủ
- Tập thể dục thường xuyên
Hồng Nhung